Nước nhiễm Phèn và cách xử lý Nước nhiễm phèn là mối quan tâm của mọi người sử dụng nước giếng. Khái niệm “nước phèn” hay “nước nhiễm phèn” thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ từng địa phương, tuỳ từng người.
Nước bị nhiễm phèn, nếm có vị chua chua. khi giặt quần áo bị ố vàng hết cả. Quả thật, đó là những biểu hiện chung của hiện tượng nước bị ô nhiễm mà trong dân gian thường gọi chung là PHÈN.
Phèn là gì?
Là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau.
Công thức chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+.
Chúng ta thường gặp các loại muối kép này dưới tên Phèn kép. Người ta quen gọi các muối kim loại ngậm nước với công thức Mx(SO4)y.nH2O là Phèn đơn. Ví dụ. phèn amoni là muối kép (NH4)2SO4, Al2(SO4)3.24H2O, phèn crom Na2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O; phèn kali KAl(SO4)2.12H2O, phèn natri NaAl(SO4)2.12H2O; phèn đen: hỗn hợp của nhôm sunfat và than hoạt tính. Dùng để tinh chế nước; dùng trong công nghiệp vải, sợi, giấy, thuộc da… Một số loại phèn cụ thể: Phèn nhôm; Phèn sắt.
Phèn sắt là gì?
Là một muối kép của sắt (III) sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni, ví dụ. kali sắt sunfat [K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O hay KFe(SO4)2.12H2O]. Ở dạng tinh khiết, Phèn sắt là tinh thể không màu, nhưng thường có màu tím vì có vết mangan; tan trong nước. Phèn sắt được điều chế bằng cách kết tinh hỗn hợp sắt (III) sunfat với muối sunfat của các kim loại kiềm hoặc amoni. Phèn sắt thường được dùng làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm.
Phèn nhôm là gì?
Phèn nhôm gồm có hai loại:
– Phèn nhôm đơn: Al2.(SO 4)3.18H2O.
– Phèn nhôm kép: muối kép của sunfat nhôm với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.
a) Kali nhôm sunfat hay PHÈN NHÔM KALI (thường gọi: phèn chua) [KAl(SO4)2.12H2O hay K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O]: Tinh thể lớn hình bát diện, trong suốt, không màu,vị chát, cảm giác se lưỡi; khối lượng riêng 1,75 g/cm3; tnc= 92oC; đun nóng đến 200oC thì mất nước kết tinh, thành phèn khan ở dạng bột trắng (thường gọi là phèn phi hoặc khô phèn) ít tan trong nước.
Dung dịch phèn chua có tính axit, không độc. Tinh thể phèn tan trong nước tạo màng hiđroxit lắng xuống kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước, vì vậy, nó được dùng làm trong nước; làm chất cầm màu trong nhuộm vải; chất kết dính trong ngành sản xuất giấy; làm thuốc thử trong các phòng thí nghiệm, dùng làm thuốc cầm máu bề mặt, lau rửa bộ phận cơ thể ra nhiều mồ hôi, rửa niêm mạc miệng, họng; làm thuốc rắc kẽ chân. Y học cổ truyền còn gọi phèn chua là bạch phèn. Bạch phèn có tính hàn, vào kinh tì, giải độc, sát khuẩn, cầm máu, chữa viêm dạ dày, ruột; dùng thêm các vị thuốc khác chữa đau răng. Phèn phi trộn với bột lưu huỳnh tán nhỏ và tá dược dùng bôi nách sau mỗi lần tắm để chữa chứng hôi nách.
b) Amoni nhôm sunfat hay PHÈN NHÔM amoni [(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O)]: tinh thể màu trắng, khối lượng riêng 1,65 g/cm3, tnc = 94,5oC. Dễ tan trong nước. Cũng dùng làm trong nước; là một thành phần của bột nở, bột chữa cháy; dùng trong mạ điện; trong y học, dùng làm thuốc lợi tiểu, gây nôn.
Viết tới đây chung tôi cũng hy vong cung cấp một phần kiến thức cho moi người. Vì thế cần xác định chính xác và hướng xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn của từng gia đình, từng vùng thì quý khách hãy mang mẫu nước đến những phòng thí nghiệm uy tín để họ phân tích xem “phèn” trong nước giếng của Quý vị gồm có những gì.
Sau khi có bảng kết quả phân tích “nước nhiễm phèn”, chúng tôi hy vọng sẽ có cách để xử lý!
“Nước giếng khoan” ở các vùng đồng bằng cũng thường bị nhiễm phèn do tính chất thổ nhưỡng (đất phèn). Nước phèn thường có thêm các biểu hiện như độ acid cao, (pH thấp), có vị chua của sulphuric acid, được tạo thành khi đất phèn (pyrite (FeS2)) tiếp xúc với không khí. Quá trình này đang diễn ra nhanh hơn do tốc độ khai thác sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao.
CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN ĐẠT TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP SINH HOẠT
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỒNG
Nước được cấp từ bơm giếng đến bể chưa trung gian – gọi là bể phản ứng. tại đây được châm vào một lượng NaOH & chlorine theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo đủ điều kiện oxy hóa các thành phần kim loại và tạo kết tủa sắt lắng xuống đáy bể.
Nước lắng tạm thời được tràn qua bể lắng chứa chuẩn bị cho bơm xử lý. khi bể lắng được đầy thì bơm giếng sẽ dừng lại bởi tín hiệu phao điện – relay phao.
02 bơm lọc số 01 & 02 lấy nước từ bể này hoạt động luân phiên theo thời gian cài đặt với nguyên lý 1 chạy – 1 nghỉ cấp vào 02 bồn lọc được lắp nối tiếp nhau. Tại 02 bồn lọc này tất cả hàm lượng sắt, mangan sau kết tủa được giữ lại cho ra sản phẩm nước trong đạt tiêu chuẩn sinh hoạt.
khi bồn chứa thành phẩm được chứa đầy, tín hiệu phao báo đầy sáng => hệ thống tự động dừng đến khi nào mực nước trong bể thành phẩm cạn dần đến vị trí thấp của phao => hệ thống sẽ tự động vận hành lại 1 chu kỳ mới theo sự cài đặt ban đầu, khi hệ thống hoạt động được thời gian yêu cầu. Hệ thống sẽ tự động chuyển qua chế độ rửa lọc. trình tự rửa lọc bắt đầu từ bồn lọc số 01 đến bồn lọc số 02 bằng bơm rửa lọc số 03 lấy nước sạch từ bể thành phẩm rửa lọc nhằm cho vật liệu được ổn định và bền.
CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG THIẾT BỊ:
01 thiết bị áp lực – chất liệu sợi thuỷ tinh FRP
Vật liệu khử phèn: CÁT MANGAN AUSTRALIA (DMI 65)
Van tay 03 ngã/Autovale
Đồng hồ đo áp lực
Phụ kiện, đường ống PVC cao cấp
Lưu ý: Để tiết kiệm chi phí cũng như lựa chọn được phương pháp xử lý tối ưu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhân viên kỹ thuật tư vấn giải pháp và khảo sát nguồn nước miễn phí.